Khi làm việc với học 3d max hay học Vray, điều chúng ta cần nhất là 1 bức hình render trong trẻo, vậy chìa khóa của vấn đề nằm ở chỗ BỐ CỤC & ÁNH SÁNG
1. Quy tắc 1 phần 3
Khi hoàn thiện 1 khung cảnh, tôi luôn cố gắng sử dụng nguyên tắc này để xác định vị trí của Camera dựa trên các nguyên tắc nhiếp ảnh. Thật sự khá dễ dàng với quy tắc bố cục 1/3 trong 3d max. Hình ảnh của chúng ta sẽ được chia thành 9 phần bằng nhau, các điểm nhấn của bức ảnh nên đặt ở các vị trí giao nhau của các đường chia sẽ tạo cho bức ảnh có cảm giác hấp dẫn hơn. Các bạn có thể dùng Script Image Composition Helper, nó sẽ giúp bạn có những bố cục ưng ý. Cauê Rodrigues
2. Luôn sử dụng Linear Workflow (LWF) khi render
Bức ảnh sẽ được chiếu sáng tốt hơn và độ chuyển ánh sáng sẽ mượt hơn. Mỗi người sẽ có cách thiết lập Linear Workflow (LWF) khác nhau, tôi hay làm như sau: Không check Enable Gamma/LUT Correction, Color mapping chọn Gamma correction và Gamma 2.2, chọn Gamma cho input image 0.454. Hasan Bajramovic
3. Test render là cần thiết
Trong khi Render test ta nên giảm chất lượng của bóng đổ-Shadow, Glossiness, Global Illumination để có 1 kết quả với thời gian nhanh nhất. Nếu bạn có dùng VrayDisplacementMod cố gắng giữ cho giá trị Subdivision ở mức hợp lý nhất. Thử render test với những giá trị thấp hơn. Hasan Bajramovic
4. Hãy thử dùng những Model có chất lượng thấp-Low Poly để test ánh sáng
Những Model có chất lượng cao-High Poly sẽ làm tăng đáng kể thời gian render, và cũng đừng sử dụng quá nhiều ánh sáng trong khung cảnh Render. Chỉ dùng 1 ánh sáng, sau đó từng bước cẩn trọng thêm ánh sáng vào những nơi cần thiết, tùy thuộc vào "độ cảm" của các bạn để tránh trường hợp loạn sáng. Lin Zhang
5. Giải quyết những khung cảnh quá lớn
Khi render những cảnh lớn, ví dụ 1 thành phố, tôi thường chia nhỏ các khu cần render và save thành những file khác nhau, sau đó render tất cả ở bước cuối cùng. Tôi thường sử dụng Xref để làm việc với các bối cảnh có quá nhiều hình khối. Sergio Mereces
6. Thêm Render Element Z-Depth
Khi cần diễn họa trong quá trình xử lý hậu kỳ trong Photoshop kiến trúc, ta nên dùng các Render Element. Z-Depth là 1 Element cần thiết để tạo nên các hiệu ứng môi trường hay bầu khí quyển cho khung cảnh. Tôi sẽ dùng 3ds max và tạo ra Z-Depth với Color picker của Photoshop để chọn những phần phía sau các tòa nhà. Nó rất hữu ích cho các bạn khi cần thêm những đám mây hay hiệu ứng sương mù - Fog, tăng thêm chất cảm cho bức hình. Cũng có thể sử dụng Volume Fog của học 3d max để tạo những hiệu ứng tương tự. Stefan Morrell
7. Color Correction
Một hình ảnh được render xong có thể nhìn sẽ khá good, nhưng hãy nhớ rằng quá trình xử lý hậu kỳ trong Photoshop có thể cho bạn những kết quả ấn tượng hơn nếu bạn làm đúng. Thêm 1 vài chi tiết nhỏ ví dụ như điều chỉnh màu sắc gốc, thêm 1 ít độ noise cho hình, độ sâu trường ảnh DOF, một chút ửng sáng hoặc các vệt sáng nhẹ có thể làm cho bức ảnh trông thực tế hơn vì chúng làm cho bức ảnh có những khiếm khuyết nhỏ giống như ảnh thật được chụp từ những tay máy chuyên nghiệp. Các phần mềm như Fusion hoặc NUKE thực hiện quá trình xử lý hậu kỳ rất hoàn hảo. Photoshop cũng có thể làm tốt công việc xử lý hậu kỳ sau khi render nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải có trình độ Photoshop khá tốt. Toni Bratincevic
8. Tổ chức công việc của bạn theo cách hiệu quả nhất
Thật sự cần thiết để quản lý các file dự án của bạn. 3D MAX đã có công cụ cho phép chúng ta quản lý các nội dung của dự án. Reset khung cảnh và sắp đặt vị trí mới cho các dự án của bạn. Bằng cách này, tất cả các đường dẫn bao gồm những Mesh được export, xem trước hoặc các texture sẽ được sắp xếp vào đúng vị trí trong 1 thư mục mới được đặt tên. Để làm được điều này chúng ta phải làm việc với hệ thống UNC file ( Preference/Files and check convert file paths to UNC). Pawel Podwojewski
9. Sử dụng map Gradient để tạo hiệu ứng bóng đổ của mây chuyển động
Với việc sử dụng 1 Spotlight được ốp map Gradient với Noise. Điều này đặc biệt tốt cho bóng mây nếu Noise đủ lớn, nhưng bạn cũng có thể mô phỏng các tia nắng trong rừng đẹp nếu bạn cho Noise nhỏ đi 1 chút. Dragos Jieanu
10. Hãy chuẩn bị cho mình những thư viện tốt (map, texture, HDRI, models ...v...vv)
Hãy để các thư viện đó ở 1 đường dẫn cố định và kết nối chúng đúng cách là điều cần tiết cho mỗi dự án. Tôi đã từng có những sai lầm như những người mới bắt đầu học 3dmax hoặc thậm chí sau này đã đi làm đó là làm việc với 1 mớ thứ lộn xộn mà không chú ý nhiều đến các vị trí của thư viện mình nằm ở đâu. Khi render farm và làm việc nhóm, việc này là tuyệt đối quan trọng để giữ gìn cho các tập tin trật tự và được sử dụng đúng cách. Để làm được như vậy trong 3d max bạn nên dùng Asset Tracking để xác định được các file bị mất. Pawel Podwojewski
Biên soạn: SumoD
Link tham khảo: http://www.3dartistonline.com/